Tiểu Luận Phân tích về thị trường trái thanh long hiện nay Kinh tế đại cương

  1. Tên đề tài lựa chọn: phân tích về thị trường trái cây thanh long hiện nay

Sau thế chiên thứ hai kết thúc cùng với các tổn thất nặng nề về người cũng như nền kinh tế đất nước. Vì vậy tất cả các nước đều đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh chóng. Điển hình là các nước đang phát triển như nước chúng ta luôn đẩy mạnh phát công nghiệp hóa hiện đại hóa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong các ngành công nghiệp. Việt Nam chúng ta là một trong những các nước có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, xuất khẩu lúa mì, các mặt hàng rau củ,.. Bên cạnh đó thanh long hiện đang là một trong những mặt hàng đem lại ổn định kinh tế trong những năm gần đây. Vì là loại trái cây mới nên là tình trạng xuất khẩu cũng nhưng biến động giá còn lệ thuộc nhiều vào các nước xuất khẩu. Qua đây thấy được sự liên kết chưa chặt chẽ giữa các khâu quản lí , điều tiết sản xuất khẩu của mặt hàng này. Qua đây em đi sâu và phân tích số liệu cũng như các lợi ích cung cầu từ đó có thể đánh giá sơ bộ cũng như dự đoán giá cả và sản lượng thanh long bán ra của nước ta trong tương lai

  1. Phân tích khái quát chung về chủ đề lựa chọn nên có số liệu minh chứng

Việt Nam được xem là một trong những nước trồng và xuất khẩu thanh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới. Trong đó thành là một trong những nông sản xuất khẩu nhiều nhất nước ta vì nó dễ trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thanh long Việt Nam không chỉ được thị trường thế giới biết đến mà còn ưa chuộng. Tên tuổi vị thế đất nước xuất khẩu thanh long ngày một được các nước bạn hữu biết đến.

Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này đã có hơn 37 ngàn ha) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.

Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội.

Các vùng trồng thanh long chính của Việt Nam (màu đỏ)

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào năm 2014. Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn.

Sản phẩm thanh long lưu thông trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 15-20% sản lượng; 80-85% sản lượng còn lại được xuất khẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc.

Tiêu thụ trong nước

Trái thanh long đã có mặt trên hầu hết thị trường trong nước trong đó tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hoạt động mua bán thanh long do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thực hiện thông qua các kênh phân phối, chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố như Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Long cũng có mặt trong hều hết hệ thống siêu thị trong nước như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty TNHH Một thành viên Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, CoopMart, Lotte Mart, Big C, CitiMart… Tuy nhiên, do trên thị trường Việt Nam có nhiều loại trái cây nên Thanh long phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường tiêu thụ trong nước.

Thị trường xuất khẩu

Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, Thanh long còn được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê.

Theo số liệu thống kê, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 900.000 tấn thanh long. Trong 8 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thanh long chiếm 49,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây, đạt 567,88 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2016 đạt 86,15 triệu USD, tăng 18,3% so với tháng trước và tăng 200,5% so với tháng 8/2015.

Kim ngạch xuất khẩu thanh long các tháng từ năm 2014 – 2016

(ĐVT: triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu thanh long sang các thị trường năm 2014

 (ĐVT: nghìn USD)

Thị trường Kim ngạch
 Tổng 288.855
 Trung Quốc 211.070
 Thái Lan 12.871
 Hồng Kông 10.917
 Nhật Bản 9.621
 Mỹ 8.760
 Inđônêxia 7.579
 Hà Lan 7.430
 Canada 5.017
 Singapore 4.767

Thanh long, chiếm 91,2% tổng kim ngạch, đạt 518,1 triệu USD, tăng 165,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2016 đạt 81,22 triệu USD, tiếp tục tăng 18% so với tháng trước và tăng 248,5% so với tháng 8/2015.

Mỹ – thị trường xuất khẩu thanh long lớn thứ hai của Việt Nam, đạt 11,64 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay, chiếm 2,1% tổng kim ngạch, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2016 đạt 476 nghìn USD, giảm 9% so với tháng trước nhưng tăng 195,2% so với tháng 8/2015.

Đáng chú ý, trong tháng 8/2016, Thái Lan trở thành thị trường xuất khẩu thanh long lớn thứ ba của Việt Nam, kim ngạch đạt 1,09 triệu USD, tăng đột biến 73,3% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 8 tháng đầu năm nay đạt 9,73 triệu USD, chiếm 1,7% tỷ trọng, giảm 16,7% so với 8 tháng đầu năm ngoái.

  1. Tự lập một bảng số liệu giả định để viết phương trình cung cầu, tính độ co giãn, tác động của chính phủ thông qua chính sách thuế, giá trần, giá sàn.

Sản xuất thanh long năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 đối mặt với nhiều khó khăn. Dịch COVID- 19 đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc. Giá thu mua thanh long trong nước giảm sâu, có thời điểm thanh long ruột trắng chỉ còn 2- 3 nghìn đồng/kg, thanh long ruột đỏ 3- 5 nghìn đồng/kg. Thực tế chỉ có những vùng, những đơn vị nào liên kết sản xuất, tiêu thụ tốt thì mới tiêu thụ ổn định.

Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh COVID-19, thông quan hàng hóa qua cửa khẩu chậm, làm giảm giá thành thu mua trong nước. Một số nông dân đã tạm dừng sản xuất rải vụ thanh long để tránh rủi ro.

Qua những số liệu ta thấy được rằng tên tuổi thanh long của đất nước ta ngày càng được khẳng định với với nước ngoài song song ta về khuôn xuất xuất thanh long nước ta còn quá hạn hẹp chủ xuất khẩu đi Trung Quốc và còn quá lệ thuộc và nước này. Khi thanh long được hộ dân ngày càng phát triến sản xuất trong đất nước vượt ngưỡng cung trong khi thị trường cầu xuất khẩu còn hạn chế sẽ dễ gây biến động giá thành cung vượt cầu ảnh hưởng đến kinh tế của nước ta

Bên cạnh dó dịch covid là một trong những trở ngại rất lớn cho việc xuất khẩu thanh long đi, cửa hải quan cũng như khâu giấy tờ xuất khẩu khó khăn,.=> Cầu giảm đẩy giá sản lượng cung vượt mức cân bằng, đè nặng lên thị trường buôn bán thanh long trong nước => Giá thành thanh long giảm, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lượng cầu giảm,  nước ta chỉ có thể tiêu thụ trong nước khiến giá thành thanh long giảm.  

Biểu đồ giá bán thanh long qua các tháng năm 2011 tại bình thuận

thángsản lượng (tấn)giá thanh long( (loại 1) >=500g) (nghìn đồng)giá thanh long( (loại 2) (300g-500g) (nghìn đồng)giá bình quân
149350164501175014100
24631415438990512672
356142187141252415619
462643208811402417453
5307861026260488155
621408713634555296
710569352314682496
821600720037805490
917001566726674167
104062013540886811204
1157000190001400016500

Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8.

Ta có thể nhận thấy là giai đoạn tháng 5-8 là gian đoạn mùa của thanh long nên sản lượng cung sẽ tương đối nhiều vượt ngưỡng cầu dẫn đến giá thành sản phẩm bán ra giảm. chúng ta có thể thấy từ tháng 5 – 8 giá thanh long cao nhất có giá 8155 đồng/kg. Và những giai đoạn trái mùa thì rất ít các hộ trồng chạy đèn. Hàng trái mùa giá thành trong tháng 1- 4 và 9-11 giá thành đạt đỉnh 17453 đồng/kg, tại đây cho thấy được giai đoạn trái mùa cung giảm và nhu cầu vượt cung nên đã đẩy giá thành sản phẩm tăng theo.

Với bảng số liệu giá bán thanh long qua các tháng năm 2011 tại bình thuận.

Ví dụ Trên đường cầu xác định điểm A có giá 12.672 đồng/kg và lượng là 24.465 tấn sản phẩm, điểm B có giá 17.453 đồng/kg và lượng là 7.488 tấn sản phẩm.

Ta có:

Điều này có nghĩa là nếu giá sản phẩm tăng lên 3.3% thì lượng cầu hàng hóa đó sẽ giảm 3.3%

Ví dụ bảng số liệu:

Giá bình quân đồng/kg126721745381555296
Qd (tấn)2446574883801646857
Qs (tấn)2015560002200050000

Phương trình hàm cầu: Qd = aP + b , hàm cùng: Qs = cP + d

Ta có: đường cầu đi qua 2 điểm (P= 12672 , Qd= 24465) và (P=17453, Qd =7488)

nên ta có hệ phương trình:

24465 = a*12672 + b (1)

7488 =  a*17453 + b  (2)

Giải hệ phương trình: a = -3.55 và b = 69462.3

  • Phương trình cầu: Qd = -3.55b + 69462.3  

Ta có : đường cung đi qua 2 điểm (P = 12672, Qs = 20155) và (P=17453, Qs=6000)

nên ta có hệ phương trình

                      20155 = c*12672 + d (1)

  6000 = c*17453 + d (2)

Giải hệ phương trình : c = -2.96 và d = 57672.7

  •  phương trình đường cung là Qs = -2.96P + 57672.7

Xác định mức giá và sản lượng cân bằng ?

 Cân bằng cung cầu : Qd = Qs = Qe => -3.55Pe+ 69462.3 = -2.96Pe + 57672.7 => Pe = 19982.3

  1. Kiến nghị và giải pháp của bản thân đối với chủ đề lựa chọn một cách ngắn gọn súc tích và logic

Kiến nghị và giải pháp của bản thân đối với chủ đề lựa chọn một cách ngắn gọn súc tích và logic.

Bản thân em là một công dân Việt Nam cũng như có một tình thần mãnh liệt về kinh tế. Qua bài phân tích này thấy được là tiềm năng kinh tế lớn lao của trái thanh long mang lại. Bên cạnh có những hạn chế về đối tác tiêu thụ hàng hóa cũng như kiếm soát chặt chẽ , áp dụng tiểu chuẩn liên kết chặt chẽ các tổ chức kinh tế đảm bảo tính ổn định cung cầu trong nước và quốc tế. Nhà nước cần chỉ đạo xây dựng một đội ngủ chuyên viên phát triển cũng như phổ biến thương hiệu xậy mối quan hệ kinh tế hợp tác phát triển => Ổn định kinh tế nhân nhân làm việc ở các vùng nông thôn, đất ngày càng phát triển.

Về thị trường trong nước thanh long chưa thực sự phong phú. Chúng ta cần phải tập trung phát triển, xây dựng giá trị thanh long ngay chính mảnh đất quê hương từ đó khẳng định giá trị marketing, từ đó thu hút được nhiều khách du lịch cũng như giới thiệu tên tuổi đẩy mạnh giá trị cầu tăng trưởng trong tương lai. Ngoài chuyển dịch thị trường xuất khẩu, lãnh đạo ngành Nông nghiệp cần phải có chủ trương xuất khẩu bằng nhiều phương thức, ngoài đường bộ còn khai thác cả đường biển, đường sắt.tránh trường hợp hàng hóa bị ứ đọng thông thương với các nước lân cận.

Tham khảo:

https://baotintuc.vn/kinh-te/tim-huong-san-xuat-va-tieu-thu-thanh-long-ben-vung-20220221144301107.htm

https://bnews.vn/cung-vuot-cau-gia-trai-thanh-long-giam-manh/97679.html

https://nongnghiep.vn/nhu-cau-tieu-thu-thanh-long-viet-nam-van-tang-o-nhieu-thi-truong-d301486.html

https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/thanh-long-viet-nam-con-nhieu-loi-the-tren-thi-truong-quoc-te-887092.vov

http://vietnamtradeoffice.net/tinh-hinh-san-xuat-va-tieu-thu-thanh-long-viet-nam/

FacebookInstagramGithubTwitterYouTube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *